Ý kiến thăm dò

Tình hình kinh tế - xã hội

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
70848

Tuyên truyền Công tác đảm bảo ATTP với cơ sở sản xuất kinh doanh và các chợ trên địa bàn xã

Ngày 17/04/2024 00:00:00

 Hiện nay, an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề được cả xã hội quan tâm. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm an toàn của người dân ngày càng gia tăng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phát triển ngày càng nhiều.
Với nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng cao của con người thì vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm càng trở nên báo động hơn bao giờ hết.
Trên thực tế hiện nay, tình trạng sản xuất không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, thực phẩm tươi sống còn còn tồn dư hóa chất cấm, kinh doanh ruợu làm từ cồn công nghiệp,... vẫn còn xảy ra. Từ đó, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của nhân dân, ảnh hưởng không nhỏ đên sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.
Trước thực trạng trên, nhằm nâng cao chất lượng thực phẩm và hưởng ứng Tháng hành động về An toàn thực phẩm năm 2020 với chủ đề "Sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tươi sống an toàn; Kiểm soát rượu, phòng tránh ngộ độc rượu", Sở Công Thương Hà Nội và UBND quận Thanh Xuân đề nghị các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn và tại các chợ thực hiện các quy định pháp luật hiện hành, các điều kiện về đảm bảo an toàn thực phẩm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, thực phẩm tươi sống. Cụ thể như sau:
images (1).jpg

1. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
a. Bảo đảm các điều kiện về sản phẩm
- Tất cả các sản phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn và tại các chợ phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng. Đối với thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thú y; nông sản thực phẩm không còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
- Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thực phẩm bao gói sẵn phải có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc; phụ gia thực phẩm trong danh mục được phép sử dụng theo quy định của Bộ Y tế.
- Bao bì chứa đựng thực phẩm trong sơ chế, chế biến, kinh doanh phải có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không gây ô nhiễm môi trường (nên sử dụng các loại bao bì, túi nilong thân thiện với môi trường…)
b. Bảo đảm điều kiện về con người:
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải được tập huấn và cấp Giấy xác nhận kiến thực về an toàn thực phẩm theo quy định; cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe do các cơ sở y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trỏ lên thực hiện.
- Người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh như Lao tiến triển, tiêu chảy cấp tính, bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan vi rút A hoặc E cấp tính, viêm đường hô hấp cấp tính, viêm da nhiễm trùng cấp không được tham gia trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm;
c. Bảo đảm điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ:
- Có đầy đủ trang thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh, bảo quản phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm; toàn bộ sản phẩm được bày bán trên giá, kệ, pallet, bệ, bàn… không để trực tiếp sản phẩm dưới đất.
- Trang thiết bị, dụng cụ có bề mặt tiếp súc trực tiếp với thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm; được vệ sinh định kỳ (bệ, bàn bày bán thịt gia súc gia cầm, dao thớt; tủ kính bày bán thực phẩm chín, bàn ghế phục vụ ăn uống… phải được vệ sinh hàng ngày bằng nguồn nước sạch…)
- Bàn bày bán thực phẩm tươi sống ( gia súc, gia cầm, thủy hải sản) được chế tạo bằng chất liệu dễ dàng làm vệ sinh (inox, gạch men…)
d. Một số điều kiện khác:
- Không giết mổ gia súc, gia cầm tại các chợ trong khu vực nội thành.
- Sử dụng nguồn nước sạch để sơ chế, chế biến thực phẩm và vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ kinh doanh.
- Bố trí khu vực rửa tay, dụng cụ sát trùng tay và thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ.
- Sử dụng chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất tiêu độc an toàn không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng của con người và không gây ô nhiễm môi trường.
- Bảo đảm thông thoát nước thải; xử lý rác thải hàng ngày, không để ứ đọng, ô nhiễm.
- Thực hiện việc đề nghị cấp các loại giấy tờ về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường tại khu vực kinh doanh.
2. Đối với người tiêu dùng:
- Kiểm tra rõ về nguồn gốc, thông tin thực phẩm trước khi mua; lựa chọn rau, thịt, thủy sản tươi sống có nguồn gốc xuất xứ rõ rành, bảo đảm chất lượng cho bữa ăn ngon, an toàn cho sức khỏe.
- Không lạm dụng rượu bia, nói không với rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác.
- Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, người tiêu dùng có trách nhiệm thông tin ngay tới UBND địa phương và cơ quan y tế gần nhất.

Tuyên truyền Công tác đảm bảo ATTP với cơ sở sản xuất kinh doanh và các chợ trên địa bàn xã

Đăng lúc: 17/04/2024 00:00:00 (GMT+7)

 Hiện nay, an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề được cả xã hội quan tâm. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm an toàn của người dân ngày càng gia tăng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phát triển ngày càng nhiều.
Với nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng cao của con người thì vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm càng trở nên báo động hơn bao giờ hết.
Trên thực tế hiện nay, tình trạng sản xuất không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, thực phẩm tươi sống còn còn tồn dư hóa chất cấm, kinh doanh ruợu làm từ cồn công nghiệp,... vẫn còn xảy ra. Từ đó, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của nhân dân, ảnh hưởng không nhỏ đên sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.
Trước thực trạng trên, nhằm nâng cao chất lượng thực phẩm và hưởng ứng Tháng hành động về An toàn thực phẩm năm 2020 với chủ đề "Sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tươi sống an toàn; Kiểm soát rượu, phòng tránh ngộ độc rượu", Sở Công Thương Hà Nội và UBND quận Thanh Xuân đề nghị các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn và tại các chợ thực hiện các quy định pháp luật hiện hành, các điều kiện về đảm bảo an toàn thực phẩm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, thực phẩm tươi sống. Cụ thể như sau:
images (1).jpg

1. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
a. Bảo đảm các điều kiện về sản phẩm
- Tất cả các sản phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn và tại các chợ phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng. Đối với thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thú y; nông sản thực phẩm không còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
- Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thực phẩm bao gói sẵn phải có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc; phụ gia thực phẩm trong danh mục được phép sử dụng theo quy định của Bộ Y tế.
- Bao bì chứa đựng thực phẩm trong sơ chế, chế biến, kinh doanh phải có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không gây ô nhiễm môi trường (nên sử dụng các loại bao bì, túi nilong thân thiện với môi trường…)
b. Bảo đảm điều kiện về con người:
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải được tập huấn và cấp Giấy xác nhận kiến thực về an toàn thực phẩm theo quy định; cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe do các cơ sở y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trỏ lên thực hiện.
- Người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh như Lao tiến triển, tiêu chảy cấp tính, bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan vi rút A hoặc E cấp tính, viêm đường hô hấp cấp tính, viêm da nhiễm trùng cấp không được tham gia trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm;
c. Bảo đảm điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ:
- Có đầy đủ trang thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh, bảo quản phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm; toàn bộ sản phẩm được bày bán trên giá, kệ, pallet, bệ, bàn… không để trực tiếp sản phẩm dưới đất.
- Trang thiết bị, dụng cụ có bề mặt tiếp súc trực tiếp với thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm; được vệ sinh định kỳ (bệ, bàn bày bán thịt gia súc gia cầm, dao thớt; tủ kính bày bán thực phẩm chín, bàn ghế phục vụ ăn uống… phải được vệ sinh hàng ngày bằng nguồn nước sạch…)
- Bàn bày bán thực phẩm tươi sống ( gia súc, gia cầm, thủy hải sản) được chế tạo bằng chất liệu dễ dàng làm vệ sinh (inox, gạch men…)
d. Một số điều kiện khác:
- Không giết mổ gia súc, gia cầm tại các chợ trong khu vực nội thành.
- Sử dụng nguồn nước sạch để sơ chế, chế biến thực phẩm và vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ kinh doanh.
- Bố trí khu vực rửa tay, dụng cụ sát trùng tay và thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ.
- Sử dụng chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất tiêu độc an toàn không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng của con người và không gây ô nhiễm môi trường.
- Bảo đảm thông thoát nước thải; xử lý rác thải hàng ngày, không để ứ đọng, ô nhiễm.
- Thực hiện việc đề nghị cấp các loại giấy tờ về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường tại khu vực kinh doanh.
2. Đối với người tiêu dùng:
- Kiểm tra rõ về nguồn gốc, thông tin thực phẩm trước khi mua; lựa chọn rau, thịt, thủy sản tươi sống có nguồn gốc xuất xứ rõ rành, bảo đảm chất lượng cho bữa ăn ngon, an toàn cho sức khỏe.
- Không lạm dụng rượu bia, nói không với rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác.
- Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, người tiêu dùng có trách nhiệm thông tin ngay tới UBND địa phương và cơ quan y tế gần nhất.
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

công khai TTHC