Ý kiến thăm dò

Tình hình kinh tế - xã hội

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
70848

MÔ HÌNH TRỒNG CAM - HƯỚNG ĐI MỚI HIỆU QUẢ CAO TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Ngày 08/05/2024 00:00:00

Nhận thấy cây cam ruột vàng phát triển tốt, cho chất lượng quả cao và giá trị kinh tế vượt trội so với các loại cây trồng khác, những năm gần đây một số hộ dân xã Lam Sơn đã tìm hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa cây cam ruột vàng về đồng đất địa phương để trồng và phát triển theo hướng mô hình nông sản sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm.Gia đình ông Lê Văn Hải, thôn 6, là một trong những hộ tiêu biểu của mô hình này.
81a4aecfd234706a2925.jpg

Với 4000m2 đất, những năm trước đây gia đình anh trồng sắn, ngô, song nhận thấy kém hiệu quả, nên ông Hải đã mạnh dạn chuyển sang trồng cây cam ruột vàng. Ông quyết định mua 300 gốc cam ruột vàng về trồng. Do chịu khó đầu tư nguồn lực cùng với sự am hiểu và vận dụng kiến thức khoa học kỹ thuật trong chăm sóc và bảo vệ cây trồng, nên diện tích cam của gia đình ông đều phát triển tốt. Cho đến nay, mô hình cam ruột vàng của gia đình ông đã cho thu hoạch trên 5 tấn quả, sau khi trừ chi phí cho thu lời trên 70 triệu đồng/4000m2 đất.
1b2d98ad7347d1198856.jpg

Theo ông Hải: sản xuất nông sản an toàn đang được xem là hướng phát triển bền vững, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Do vậy, nói không với thuốc bảo vệ thực vật là mục tiêu bảo vệ quả cam trước mùa thu hoạch mà chúng tôi đang hướng tới, nếu thực hiện tốt sẽ giúp nâng cao giá trị và tìm được chỗ đứng cho sản phẩm trong bối cảnh trên thị trường khan hiếm sản phẩm sạch như hiện nay. 
Nhận thấy hiệu quả của mô hình mang lại, nhiều hộ trong xã cũng triển khai trồng cam ruột vàng trên diện tích đất canh tác của gia đình và mở rộng diện tích trồng cây cam trên vùng quy hoạch trồng cây ăn quả của xã. Toàn xã hiện có 02 hộ tham gia mô hình trồng cam ruột vàng. Đến nay, mô hình này đã và đang mang lại hiệu quả cao cho các hộ gia đình.
5aef9400e6fb44a51dea.jpg

Có thể nói mô hình trồng cam ruột vàng của xã Lam Sơn đang phát triển rất tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Trong thời gian tới, xã cần tiếp tục tuyên truyền, tạo điều kiện cho người dân các thôn có nhu cầu trồng thêm cây cam để phát triển kinh tế. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng để mở các lớp tập huấn cho người dân về việc phát triển mô hình trồng cam, nhằm mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho người dân. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao năng suất, sản lượng trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã./.

MÔ HÌNH TRỒNG CAM - HƯỚNG ĐI MỚI HIỆU QUẢ CAO TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Đăng lúc: 08/05/2024 00:00:00 (GMT+7)

Nhận thấy cây cam ruột vàng phát triển tốt, cho chất lượng quả cao và giá trị kinh tế vượt trội so với các loại cây trồng khác, những năm gần đây một số hộ dân xã Lam Sơn đã tìm hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa cây cam ruột vàng về đồng đất địa phương để trồng và phát triển theo hướng mô hình nông sản sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm.Gia đình ông Lê Văn Hải, thôn 6, là một trong những hộ tiêu biểu của mô hình này.
81a4aecfd234706a2925.jpg

Với 4000m2 đất, những năm trước đây gia đình anh trồng sắn, ngô, song nhận thấy kém hiệu quả, nên ông Hải đã mạnh dạn chuyển sang trồng cây cam ruột vàng. Ông quyết định mua 300 gốc cam ruột vàng về trồng. Do chịu khó đầu tư nguồn lực cùng với sự am hiểu và vận dụng kiến thức khoa học kỹ thuật trong chăm sóc và bảo vệ cây trồng, nên diện tích cam của gia đình ông đều phát triển tốt. Cho đến nay, mô hình cam ruột vàng của gia đình ông đã cho thu hoạch trên 5 tấn quả, sau khi trừ chi phí cho thu lời trên 70 triệu đồng/4000m2 đất.
1b2d98ad7347d1198856.jpg

Theo ông Hải: sản xuất nông sản an toàn đang được xem là hướng phát triển bền vững, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Do vậy, nói không với thuốc bảo vệ thực vật là mục tiêu bảo vệ quả cam trước mùa thu hoạch mà chúng tôi đang hướng tới, nếu thực hiện tốt sẽ giúp nâng cao giá trị và tìm được chỗ đứng cho sản phẩm trong bối cảnh trên thị trường khan hiếm sản phẩm sạch như hiện nay. 
Nhận thấy hiệu quả của mô hình mang lại, nhiều hộ trong xã cũng triển khai trồng cam ruột vàng trên diện tích đất canh tác của gia đình và mở rộng diện tích trồng cây cam trên vùng quy hoạch trồng cây ăn quả của xã. Toàn xã hiện có 02 hộ tham gia mô hình trồng cam ruột vàng. Đến nay, mô hình này đã và đang mang lại hiệu quả cao cho các hộ gia đình.
5aef9400e6fb44a51dea.jpg

Có thể nói mô hình trồng cam ruột vàng của xã Lam Sơn đang phát triển rất tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Trong thời gian tới, xã cần tiếp tục tuyên truyền, tạo điều kiện cho người dân các thôn có nhu cầu trồng thêm cây cam để phát triển kinh tế. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng để mở các lớp tập huấn cho người dân về việc phát triển mô hình trồng cam, nhằm mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho người dân. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao năng suất, sản lượng trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã./.
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

công khai TTHC